VATICAN – “Sứ vụ quan trọng của Giáo Hội” về mục vụ chăm sóc y tế tìm thấy sự truyền cảm hứng trong lời giáo huấn của Chân Phước John Paul II, nhưng đặc biệt là trong bằng chứng của Ngài lúc ‘dần đến Can-vê, đánh dấu những năm cuối cùng của Ngài’, với một ‘tầm nhìn nhức nhối và đớn đau được chiếu rọi từ cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Ki-tô’, ĐTC đã phát biểu hôm thứ Bảy 26/ 11 khi ngài chào đón những đại biểu tham dự tại cuộc họp đông đủ thành viên của Hội đồng Giáo hoàng về Mục vụ Chăm sóc Y tế.
Cuộc họp này, huấn thị lần thứ 26, khai mạc tại Vatican với đề tài “Mục vụ chăm sóc y tế về việc phục vụ đời sống trong ánh sáng uy quyền của Chân Phước John Paul II.”
Trong bài phát biểu của Ngài, ĐTC Benedict đã nhớ lại lời cam kết với vị tiền nhiệm của mình đối với bệnh tật. Việc thiết lập Hội đồng Giáo hoàng dành cho những nhà chuyên môn chăm sóc y tế vào năm 1985, Tông Thư Salvifici Doloris năm 1986, Tuyên ngôn Ngày Thế giới về Bệnh tật cách đây 20 năm. “Mọi công trình của Ngài là một ‘Tin mừng của Sự sống’ mà ở đó ‘Chân Phước John Paul II đã công bố rằng phục vụ người bệnh tật trong thể xác và tinh thần cấu thành một lời cam kết không gián đoạn về sự chú ý và truyền giáo cho toàn thể cộng đồng Giáo Hội, theo yêu cầu của Chúa Giê-su với nhóm Mười Hai đối với việc chữa lành bệnh tật.” (Lk. 9: 2)
Trích dẫn từ Salvifici Doloris, Đức Thánh Cha nói thêm: “Sự đau khổ dường như thuộc về sự tối thượng của con người: nó là một trong những điều mà trong đó con người tồn tại một cảm giác nào đó ‘phải bị’ để chính mình đi qua, và nó được đến với điều này bằng một cách diệu kỳ.” (No 2)
Ngài nói tiếp: “Sự kỳ bí của khổ đau dường như che mờ dung mạo Thiên Chúa, tao cho người như một người xa lạ, hoặc thậm chí gán cho Người như phải chịu trách nhiệm về sự thống khổ của nhân loại, nhưng ánh mắt của đức tin có thế nhìn một cách sâu xa vào sự kỳ bí này. Thiên Chúa đã trở nên bằng xương bằng thịt như con người, Người đã đến để gần gũi với con người, thậm chí trong những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, Người đã không loại trừ sự đau khổ, mà trong Đấng Duy Nhất bị đóng đinh trên Thánh Giá đã Phục Sinh, Con Một Thiên Chúa đã đau khổ trước cái chết, thậm chí chết trên thập giá, Người đã bộc lộ rằng tình yêu của Người thậm chí ăn sâu vào vực thẳm của con người để cho Người hy vọng. Đấng bị đóng đinh trên Thánh Giá đã phục sinh, cái chết đã rạng ngời bởi buổi sáng Lễ Phục Sinh: ‘Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi Người đã cho đi con một của mình, để bất cứ ai tin vào Người sẽ không bị tàn lụi mà có một đời sống vĩnh hằng’ (Jn. 3: 16). Được sinh ra bởi sự huyền nhiệm của Ơn Cứu Chuộc trong Thập giá của Đức Ki-tô, Giáo Hội phải nỗ lực để gặp gỡ con người bằng một phương thức đặc biệt trên con đường đau khổ của Người ‘trở nên đường lối của Giáo Hội,’ và con đường này là một trong những con đường quan trọng nhất.” (Salvifici Doloris, n.3).
Bằng chứng về cuộc đời của Đức John Paul II vào những năm cuối cùng đã dạy cho chúng ta điều này: “Một đức tin bền vững đã thâm nhập sự yếu đuối về thể lý của Ngài, làm cho bệnh tật của Ngài, đã sống lại tình yêu Thiên Chúa, Giáo Hội và thế giới, một sự tham gia thực sự vào cuộc hành trình của Đức Ki-tô tới Can-vê. Việc theo chân Đức Ki-tô đã không miễn thứ Chân Phước John Paul II để tiếp tục thập giá của Ngài hàng ngày cho đến lúc cuối cùng, giống như duy nhất Thầy và Chúa của Ngài, người mà từ thập giá trở thành điểm hấp dẫn và cứu chuộc cho nhân loại (Jn. 12: 32, 19: 37) và biểu thị sự vinh quang của Người. Trong bài giảng hôm Thánh Lễ Ban Phúc Lành của vị Tiền Nhiệm khả kính của tôi, tôi đã tưởng nhớ cách mà Chúa đã dần tước bỏ của Ngài mọi thứ, nhưng Ngài vẫn sót lại “tảng đá”, như Đức Ki-tô đã khao khát. Sự khiêm tốn sâu xa của Ngài, đã kết dính trong sự hiệp nhất thân thương với Đức Ki-tô, cho phép Ngài tiếp tục dẫn dắt Giáo Hội và mang đến thế giới một thông điệp mà tất cả đã trở nên hùng biện hơn khi sự mạnh mẽ thể lý của Ngài giảm sút. (Homily, 1 May 2011).
ĐTC Benedict kết luận bằng việc nhắc nhở các nhà chuyên môn chăm sóc y tế rằng “đi kèm theo, là sự chăm sóc những anh chị em bệnh tật, những người mà không chỉ chịu đựng sự đau đớn thể xác, mà còn cả những người chịu đau đớn đạo đức, tinh thần, đặt các bạn vào vị trí được ban đặc ân để nói lên hành động về tình yêu cứu độ của Thiên Chúa dành cho con người và thế giới, thậm chí an ủi vỗ về những người đau đớn và tồi tệ nhất.” “Chỉ khi tôi phục vụ người anh em của tôi mắt tôi mới có thể mở được ra trước những gì mà Thiên Chúa làm cho tôi và Người yêu tôi biết dường bao (Encyclical Letter. Deus Caritas Est, 18”.
Jos. Tú Nạc,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét