Minh Châu - Minh bạch phải xem là giải pháp then chốt của các vấn đề khác. Nếu minh bạch, thì làm gì có chuyện mờ ám để giả dối có cơ hội thực hiện?
Minh bạch còn là việc phải trung thực trong mọi thông tin. Và có được quyền được thông tin chính xác, đầy đủ. Có như thế thì mới tránh được những kẻ lợi dụng thông tin để trục lợi.
GS Hoàng Tuỵ - nhà toán học số một của Việt Nam, trong một lần trả lời phỏng vấn báo Khuyến học và Dân trí cách đây hơn ba năm đã cảnh báo: Sự giả dối hiện nay đang có nguy cơ trở thành "nỗi nhục" trong khi truyền thống dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc giả dối....
Khi sự giả dối xâm nhập... toàn tập
Ngôn ngữ hiện tại đã phát sinh rất nhiều từ để diễn tả một thực trạng của căn bệnh giả dối: Nổ bom, đánh bóng, thổi phồng, bơm bong bóng, thành tích ảo, lộng giả thành chân, đạo văn, bằng giả, hàng giả, hàng nhái ... Gần như bất kể thứ gì cũng đều có thể kèm theo chữ "giả" phía sau như một tính từ được mặc định và được sử dụng nhiều trong văn hóa giao tiếp.
Giả dối lâu dần thành quen, quen lâu trở thành bình thường, và trở thành như một kỹ năng kỹ xảo cá nhân được sử dụng một cách linh họat.
Nói dối, làm dối, học dối, ăn dối, người cũng dối..., giả dối không lọai trừ một nơi nào mà không hiện diện. Từ thánh đường khoa học đỉnh cao đến học đường tuổi mầm non, từ những thúng mẹt hàng xén hàng rong đến những vị trí cao trong xã hội.
Giả dối hiện diện như những câu chữ bóng bẩy, hào nhóang, rổn rảng trong các báo cáo tổng kết thi đua, thành tích sản xuất, học tập... của các cơ quan, ban ngành, đòan thể... Với những mỹ từ:"đạt chỉ tiêu", "tầm cao mới", "hoàn thành trước thời hạn", "đạt danh hiệu", "về đích", "xuất sắc", "đỉnh cao"... để rồi sau đó là những hậu quả nghiêm trọng không đong đo đếm đựơc sự thiệt hại.
Giả dối không chỉ trong cả những quảng cáo chào hàng, trong thực phẩm nuôi con người hàng ngày..., mà còn ở dưới hình thức tự đánh bóng mình đủ cỡ, đủ kiểu, đủ mọi thủ đọan: Bằng cấp giả, mua chức tước, lợi dụng chức quyền, "con ông cháu cha", chạy bằng, chạy cấp, khai man, hối lộ, tham nhũng, lợi ích nhóm, vua lừa, vua nhái....
Giả dối còn hiện diện cả ở những nơi linh thiêng như đền, đình, chùa, miếu tôn nghiệm với các kiểu "mua thần bán thánh" núp dưới bóng những lễ hội truyền thống dân tộc kinh doanh nhiều thứ của giả như "chùa giả", "động giả", "sư giả"....
Giả dối còn ở những thông tin trên truyền thông với kiểu mập mờ không rõ ràng hay chính xác, hoặc "có ít xít ra nhiều", gây sai lạc cho công chúng, thậm chí còn hướng công chúng đến những giá trị ảo.
Giả dối dường như hiện diện khắp nơi, từ giả dối nhỏ như kiểu "trẻ con không ăn được thịt chó" đến giả dối lớn như các kiểu tham nhũng bạc tỉ lừa trên gạt dưới, làm hư hại cả một nền kinh tế, ảnh hưởng tới quốc kế dân sinh của đất nước.
Thử đi tìm nguyên nhân
Gốc của giả dối là làm sao có lợi cho mình và bất chấp thiệt hại đến người khác.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự giả dối mang tính căn bệnh nan y như hiện tại. Nguyên nhân đầu tiên, có thể chính là nền giáo dục của Việt Nam, với môi trường học đường bị vẩn đục bới sự dối trá, đã tạo ra những "sản phẩm"- con người giả dối.
Từ kiểu thành tích thi cử để cho gian lận trường thi như một cái chợ buôn bán chữ đến "cơ chế bằng cấp" để tấm bằng học vấn như một lọai hàng hóa đặc biệt dùng đế tiến thân.
Học sinh, sinh viên mua điểm, nghiên cứu sinh ăn cắp công trình của người khác, giáo sư thì đạo văn, xem như không cần có "dây thần kinh xấu hổ", đến các danh hiệu thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư có thể mua hay chạy, bằng đủ các thang giá. .
Có thể thấy giả dối hoành hành ngang nhiên, qua những thông tin trên báo chí: Một ông Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy có bằng tiến sĩ chỉ sau sáu tháng "đào tạo". Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh có bằng tiến sĩ của Mỹ nhưng một câu tiếng Anh bẻ đôi không biết.
Giám đốc Sở Y tế có bằng thạc sĩ chỉ sau 40 ngày "học". Gần 90 cán bộ chủ chốt cấp xã ở một tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng văn bằng, giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT giả. Một trường đại học quốc gia liên kết với trường ngoại "ma", cho ra lò 300 bằng thạc sĩ, tiến sĩ v.v...
Giả dối có đất để sinh sôi nảy nở, cũng là do sự thiếu kiến thức nhưng có quyền lực ở rất đông những bộ phận có "danh" có "tiếng" và có "miếng". Người lãnh đạo thiếu năng lực kiểm sóat, giám sát nên bị cấp dưới che mắt, lợi dụng kẽ hở để giả dối lừa gạt.
Chưa kể người ta còn hưởng lợi từ sự giả dối đó nên không những ngỏanh mặt làm ngơ cho hành vi giả dối mà còn tiếp tay cho sự giả dối.
Giả dối bắt nguồn từ "tham". Vậy, muốn tìm thuốc cho căn bệnh nan y giả dối này có lẽ cũng từ chính chữ "tham". Mà "tham" được nảy sinh cũng là từ những cái bất cập trong tổng thể quản lý, điều hành, trong đó quan trọng nhất là sự minh bạch.
Hàng bao nhiêu vụ tham nhũng, thất thóat của cải của nhân dân, của đất nước nhưng lại được che đậy bằng ngôn từ "thiếu năng lực" , hay "thiếu trình độ"...
Cho dù còn nhiều nguyên nhân nữa, nhưng tất cả cũng chung quy là con người. Nếu không "tham", chữ "tham" trong giáo lý nhà Phật, thì không dẫn đến những hệ lụy giả dối, dối mình, dối người. Lòng tham, muốn cái mình không có được, hoặc đã có lại muốn nhiều hơn, mà điều kiện bản thân không thể đường đường chính chính thực hiện, nên bất chấp thủ đọan, bất chấp đạo đức luân lý, đưa đến sự giả dối, để thỏa chữ "tham" của cá nhân.
Thử một bài "thuốc đắng giã tật"
Giả dối bắt nguồn từ "tham". Vậy, muốn tìm thuốc cho căn bệnh nan y giả dối này có lẽ cũng từ chính chữ "tham". Mà "tham" được nảy sinh cũng là từ những cái bất cập trong tổng thể quản lý, điều hành, trong đó quan trọng nhất là sự minh bạch.
Minh bạch phải xem là giải pháp then chốt của các vấn đề khác. Nếu minh bạch, thì làm gì có chuyện mờ ám để giả dối có cơ hội thực hiện?
Minh bạch sẽ làm cho xã hội trong sạch hơn, mọi thứ rõ ràng, trắng- đen rõ nét, không nhập nhằng, không chồng chéo, không "xam xám"... Và khi đó đâu còn có chỗ để "luồn", "lách" để giả dối che mắt lừa gạt.
Minh bạch còn mang đến sự công bằng. Khi xã hội có sự công bằng, mọi thứ đều được soi dưới ánh sáng không thể lừa gạt, thì khả năng cho sự giả dối sẽ khó có đất dung thân.
Minh bạch còn là việc phải trung thực trong mọi thông tin. Và có được quyền được thông tin chính xác, đầy đủ. Có như thế thì mới tránh được những kẻ lợi dụng thông tin để trục lợi.
GS Hoàng Tuỵ - nhà toán học số một của Việt Nam, trong một lần trả lời phỏng vấn báo Khuyến học và Dân trí cách đây hơn ba năm đã cảnh báo: Sự giả dối hiện nay đang có nguy cơ trở thành "nỗi nhục" trong khi truyền thống dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc giả dối....
Khi sự giả dối xâm nhập... toàn tập
Ngôn ngữ hiện tại đã phát sinh rất nhiều từ để diễn tả một thực trạng của căn bệnh giả dối: Nổ bom, đánh bóng, thổi phồng, bơm bong bóng, thành tích ảo, lộng giả thành chân, đạo văn, bằng giả, hàng giả, hàng nhái ... Gần như bất kể thứ gì cũng đều có thể kèm theo chữ "giả" phía sau như một tính từ được mặc định và được sử dụng nhiều trong văn hóa giao tiếp.
Giả dối lâu dần thành quen, quen lâu trở thành bình thường, và trở thành như một kỹ năng kỹ xảo cá nhân được sử dụng một cách linh họat.
Nói dối, làm dối, học dối, ăn dối, người cũng dối..., giả dối không lọai trừ một nơi nào mà không hiện diện. Từ thánh đường khoa học đỉnh cao đến học đường tuổi mầm non, từ những thúng mẹt hàng xén hàng rong đến những vị trí cao trong xã hội.
Giả dối hiện diện như những câu chữ bóng bẩy, hào nhóang, rổn rảng trong các báo cáo tổng kết thi đua, thành tích sản xuất, học tập... của các cơ quan, ban ngành, đòan thể... Với những mỹ từ:"đạt chỉ tiêu", "tầm cao mới", "hoàn thành trước thời hạn", "đạt danh hiệu", "về đích", "xuất sắc", "đỉnh cao"... để rồi sau đó là những hậu quả nghiêm trọng không đong đo đếm đựơc sự thiệt hại.
Giả dối không chỉ trong cả những quảng cáo chào hàng, trong thực phẩm nuôi con người hàng ngày..., mà còn ở dưới hình thức tự đánh bóng mình đủ cỡ, đủ kiểu, đủ mọi thủ đọan: Bằng cấp giả, mua chức tước, lợi dụng chức quyền, "con ông cháu cha", chạy bằng, chạy cấp, khai man, hối lộ, tham nhũng, lợi ích nhóm, vua lừa, vua nhái....
Giả dối còn hiện diện cả ở những nơi linh thiêng như đền, đình, chùa, miếu tôn nghiệm với các kiểu "mua thần bán thánh" núp dưới bóng những lễ hội truyền thống dân tộc kinh doanh nhiều thứ của giả như "chùa giả", "động giả", "sư giả"....
Giả dối còn ở những thông tin trên truyền thông với kiểu mập mờ không rõ ràng hay chính xác, hoặc "có ít xít ra nhiều", gây sai lạc cho công chúng, thậm chí còn hướng công chúng đến những giá trị ảo.
Giả dối dường như hiện diện khắp nơi, từ giả dối nhỏ như kiểu "trẻ con không ăn được thịt chó" đến giả dối lớn như các kiểu tham nhũng bạc tỉ lừa trên gạt dưới, làm hư hại cả một nền kinh tế, ảnh hưởng tới quốc kế dân sinh của đất nước.
Thử đi tìm nguyên nhân
Gốc của giả dối là làm sao có lợi cho mình và bất chấp thiệt hại đến người khác.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự giả dối mang tính căn bệnh nan y như hiện tại. Nguyên nhân đầu tiên, có thể chính là nền giáo dục của Việt Nam, với môi trường học đường bị vẩn đục bới sự dối trá, đã tạo ra những "sản phẩm"- con người giả dối.
Từ kiểu thành tích thi cử để cho gian lận trường thi như một cái chợ buôn bán chữ đến "cơ chế bằng cấp" để tấm bằng học vấn như một lọai hàng hóa đặc biệt dùng đế tiến thân.
Học sinh, sinh viên mua điểm, nghiên cứu sinh ăn cắp công trình của người khác, giáo sư thì đạo văn, xem như không cần có "dây thần kinh xấu hổ", đến các danh hiệu thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư có thể mua hay chạy, bằng đủ các thang giá. .
Có thể thấy giả dối hoành hành ngang nhiên, qua những thông tin trên báo chí: Một ông Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy có bằng tiến sĩ chỉ sau sáu tháng "đào tạo". Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh có bằng tiến sĩ của Mỹ nhưng một câu tiếng Anh bẻ đôi không biết.
Giám đốc Sở Y tế có bằng thạc sĩ chỉ sau 40 ngày "học". Gần 90 cán bộ chủ chốt cấp xã ở một tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng văn bằng, giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT giả. Một trường đại học quốc gia liên kết với trường ngoại "ma", cho ra lò 300 bằng thạc sĩ, tiến sĩ v.v...
Giả dối có đất để sinh sôi nảy nở, cũng là do sự thiếu kiến thức nhưng có quyền lực ở rất đông những bộ phận có "danh" có "tiếng" và có "miếng". Người lãnh đạo thiếu năng lực kiểm sóat, giám sát nên bị cấp dưới che mắt, lợi dụng kẽ hở để giả dối lừa gạt.
Chưa kể người ta còn hưởng lợi từ sự giả dối đó nên không những ngỏanh mặt làm ngơ cho hành vi giả dối mà còn tiếp tay cho sự giả dối.
Giả dối bắt nguồn từ "tham". Vậy, muốn tìm thuốc cho căn bệnh nan y giả dối này có lẽ cũng từ chính chữ "tham". Mà "tham" được nảy sinh cũng là từ những cái bất cập trong tổng thể quản lý, điều hành, trong đó quan trọng nhất là sự minh bạch.
Hàng bao nhiêu vụ tham nhũng, thất thóat của cải của nhân dân, của đất nước nhưng lại được che đậy bằng ngôn từ "thiếu năng lực" , hay "thiếu trình độ"...
Cho dù còn nhiều nguyên nhân nữa, nhưng tất cả cũng chung quy là con người. Nếu không "tham", chữ "tham" trong giáo lý nhà Phật, thì không dẫn đến những hệ lụy giả dối, dối mình, dối người. Lòng tham, muốn cái mình không có được, hoặc đã có lại muốn nhiều hơn, mà điều kiện bản thân không thể đường đường chính chính thực hiện, nên bất chấp thủ đọan, bất chấp đạo đức luân lý, đưa đến sự giả dối, để thỏa chữ "tham" của cá nhân.
Thử một bài "thuốc đắng giã tật"
Giả dối bắt nguồn từ "tham". Vậy, muốn tìm thuốc cho căn bệnh nan y giả dối này có lẽ cũng từ chính chữ "tham". Mà "tham" được nảy sinh cũng là từ những cái bất cập trong tổng thể quản lý, điều hành, trong đó quan trọng nhất là sự minh bạch.
Minh bạch phải xem là giải pháp then chốt của các vấn đề khác. Nếu minh bạch, thì làm gì có chuyện mờ ám để giả dối có cơ hội thực hiện?
Minh bạch sẽ làm cho xã hội trong sạch hơn, mọi thứ rõ ràng, trắng- đen rõ nét, không nhập nhằng, không chồng chéo, không "xam xám"... Và khi đó đâu còn có chỗ để "luồn", "lách" để giả dối che mắt lừa gạt.
Minh bạch còn mang đến sự công bằng. Khi xã hội có sự công bằng, mọi thứ đều được soi dưới ánh sáng không thể lừa gạt, thì khả năng cho sự giả dối sẽ khó có đất dung thân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét